Trang chủ
Giới thiệu
Thông báo
Ý nghĩa thương hiệu
Tầm nhìn và sứ mệnh
Sản phẩm
Nhựa đường
FO 3.0S, FO3.5S, RFO thay thế
HFO nhập khẩu
FOR cao su
Dầu điều
Sàn MXV
Dầu DO
Sản phẩm dầu nhớt
Viên nén
Tin tức
Thương hiệu
Liên hệ
không có sản phẩm nào
Trang chủ / Tin tức / Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sẽ dần phục hồi
Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sẽ dần phục hồi 08/01/2024 - 15:38

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sẽ dần phục hồi

 

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sẽ dần phục hồi

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sẽ dần phục hồi

Vietstock - Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sẽ dần phục hồi

Dự báo xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ phục hồi dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm.

Theo số liệu của Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), ước tính năm 2023, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 9,23 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác đạt hơn 3,8 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng đạt hơn 5,43 triệu tấn.

Năm 2023 bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, lạm phát cao nên nhu cầu tiêu thụ giảm, tồn kho lớn, giá xuất khẩu giảm khiến kết quả xuất khẩu thuỷ sản chỉ đạt 9 tỉ USD, giảm 17% so với năm 2022.

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), bước sang năm 2024, dự báo nhiều khó khăn sẽ tiếp tục chi phối tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản.

Năm 2024, dự báo xuất khẩu thuỷ sản sẽ dần phục hồi. Ảnh: PLO

Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông VASEP, cho biết lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy nhưng tốc độ phục hồi chậm nên vẫn tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản.

Bên cạnh đó, xung đột Nga – Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới chắc chắn làm xáo trộn thương mại toàn cầu, trong đó có thủy sản.

Hệ lụy xảy ra là chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng. Ngoài ra cũng không loại trừ trường hợp có thể gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024. Chu kỳ giảm giá nhiều loài thủy sản có thể vẫn tiếp diễn tới hết nửa đầu năm 2024.

Dự báo về tốc độ phục hồi các thị trường lớn của thuỷ sản Việt Nam, VASEP đánh giá nhu cầu ở thị trường Mỹ vẫn phục hồi chậm và có xu hướng tăng nhập khẩu tôm giá rẻ từ Ecuador. Không chỉ vậy, xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn nếu bị áp thuế chống trợ cấp. Đối với thị trường Trung Quốc, nhu cầu phục hồi mạnh hơn nhưng giá thấp, khó cạnh tranh.

Với thị trường EU, nếu không tháo gỡ được thẻ vàng IUU trong năm 2024 sẽ khiến việc xuất khẩu sang thị trường này bị đình trệ vì thủ tục xác nhận, chứng nhận thuỷ sản khai thác còn bất cập, các yếu tố nguồn lực, nhân lực và cơ sở hạ tầng không đáp ứng. Những ngành hàng như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngoài những khó khăn thì cũng có các yếu tố tích cực là hiện tồn kho cá tra tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU không còn là vấn đề. Dự kiến giá xuất khẩu sẽ tăng trở lại ở các thị trường.

VASEP cũng dự báo sẽ có xu hướng tăng gia công sau khi ngành chế biến thuỷ sản Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức và động thái của Trung Quốc cấm nhập khẩu thuỷ sản Nhật Bản khiến các nhà máy Nhật Bản đổ xô sang Việt Nam tìm đối tác gia công. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sẽ tăng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu và tăng gia công cho các thị trường Nhật Bản, Mỹ.

“Dự báo xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ phục hồi dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2024 có thể ở mức 9,5-10 tỉ USD” - VASEP dự báo.

AN HIỀN

Bài viết tương tự
Chuyên gia thị trường chia sẻ 4 cách kiếm tiền khi giá vàng tăng
Việc hạn chế các ưu đãi nhà ở tốn kém gây ra sự chia rẽ trong liên minh của Ý
Giá dầu tăng sau số liệu lạm phát của Trung Quốc; CPI của Mỹ sắp xuất hiện
Điểm chuẩn dầu Brent trên 84 USD do tín hiệu nhu cầu vui vẻ